Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

ĐẾN LÚC CẦN PHẢI NÓI THẬT (ĐLCPNT)

Xin chân thành giới thiệu với các bạn loạt bài ĐLCPNT là một chuổi tiểu tiết ,không theo một hệ thống thứ tự nào cả, không thứ tự theo thời gian , không thứ tự theo chủ đề ,mà cũng không logic nối kéo những dòng suy luận hay tư tưởng . Nó cũng không văn học hay văn chương ,cũng không phải triết học hay chính trị v v ...Mà nó là cái gì thật nhất , gần gũi nhất theo tôi nghĩ ,mà chính tôi và các bạn đã và đang che dấu.
Mong tất cả quý vị khi đọc loạt bài này đừng có suy nghĩ gì về tôi có ý thế này , thế nọ mà mà oán trách tôi nhé .Nếu đồng cảm xin góp thêm ý kiến hay. Xin chân thanh cảm ơn.
Thay lời muốn nói : "Trăm năm trong cỏi người ta , C hữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau .Trải qua một cuộc bể dâu , Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ! "
ĐLCPNT BÀI SỐ1 (hẹn viết sau ) .

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

VẪN CÒN NHIỀU NGƯỜI TỐT ? HAY ĂN HIỀN GẶP LÀNH ?

Một sự việc mà nếu không kể ra đây thì thật là thiếu sót, nói đúng hơn mình là kẻ lạnh lùng , vô cảm .
Trong thời buổi hiện tại một số đông người cho rằng :"thiên hạ không còn ai tốt cả " .Ai cũng nghĩ cho mình thôi ,sống ích kỷ ,sống giả dối , sống lừa lọc , gian manh , sảo trá . Con người bây giờ chì còn biết chạy theo vật chất , hám danh , hám lợi . Cũng vì quá coi nặng vật chất và những danh vọng hảo huyền mà con người đánh mất tất cả lương tâm ? Có đúng như vậy không ?
Đôi lúc mình cũng bị lung lay , vì mình càng cưỡng lại thiên hạ thì mình càng cảm thấy cô đơn , giống như mình múa gậy vườn hoang vậy ?!
Nhưng thôi cảm cơn THƯỢNG - ĐẾ , để chính tôi được gặp một câu chuyện như thế này , tuy là chuyện nhỏ theo nghĩa thông thường , nhưng không nhỏ chút nào  khi cần để chứng minh rằng thiên hạ còn nhiều người tốt lắm :"Có một hôm tôi chạy HONDA trên đường phố SÀI - GÒN , chiếc cặp - táp tôi để phía trước kẹp giữa hai chân , nghĩ như vậy là an toàn rồi ,không ngờ đường phố xe cộ đông đúc ,khi đèn đò  tôi lách lên lề để đến trước rẻ phải , đầu óc tập trung để lái xe , không để ý tới chiếc cặp  nên nó rơi khi tôi leo lề xe nghiêng một chân phải chỏi xuống đất . Khi rẻ phải chạy độ năm trăm mét, thì có một chiếc HON-DA do một thanh niên lái đuổi theo tôi để báo cho tôi biết là cặp của tôi đã bị đánh rơi , tá hỏa tôi quay lại ,phải chạy ngược chiều , bị công an huýt còi , tôi bất chấp cứ chạy . May mắn thay , chạy được vài chục mét , có một thanh niên khác một tay lái xe và một tay xách chiếc cặp giơ ra trao cho tôi , rồi chạy luôn , không nói một lời nào?
Những câu hỏi vẫn lỡn vỡn trong đầu tôi , xe đông như vậy mà chàng thanh niên cố lách lên để đuổi kip tôi là một sự cố gắng phi thường ? Vì cái gì ? không vì cái gì cả, đó là lòng tốt ,lương tâm ? Là con người , vì ngươi là nhân , mà nhân cũng là người . Còn anh chàng trao cặp cho tôi thì sao  ,làm sao biết tôi là chủ nhân chiếc cặp đó ? Đó là sự trùng hợp chạy cùng đường hay cũng cố tình đuổi theo tôi để trao trả ? Khó lý giải quá !
Còn viên cảnh sát kia , sau khi tôi quay lại trình bày sự việc bất đắc dĩ phải vi phạm luật giao thông , anh ta tỏ ra thông cảm . Xin cảm ơn tất cả lòng tốt của mọi người . Nhờ hành dộng nhỏ của quý vị đã tạo cho tôi giữ vững được niềm tin : "cuộc đời vẫn đẹp sao" TRẦN - ĐẠI 12/2011

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

HIỆN TƯỢNG MỚI

Hơn 36 năm hòa bình , với  13 khóa QUỐC - HỘI , chưa lần nào ta cảm thấy vơi bớt nỗi băn khoăn ,bởi lẽ ,càng họp , nghe Q H càng nói thì y như rằng  mọi việc vẫn như xưa :  Nào giáo dục , văn hóa du lịch, thể thao , truyền thanh, truyền hình , giao thông vận tải v v và v v đâu cũng vào đấy  thậm chí nhiều tệ nạn còn bộc phát nặng hơn,tệ nạn tham ô hối lộ lảng phí của công ,tệ nạn mua quan bán chức , tệ nạn học giả bằng cấp thật, tệ nạn làm láo báo cáo hay , tệ nạn làm theo phong trào, tệ nạn họp hành ăn nhậu , tệ nạn bao che bè phái; tệ nạn mại dâm ma túy ; tệ nạn cướp bóc giết người ,tệ nạn bao che kinh doanh hàng lậu, tệ nạn thông đồng chiếm đoạt đất đai; tệ nạn ăn bẫn ;còn rất nhiều không kể hết được ! Khổ là chỉ khổ cho người dân thôi . Tất cả đều nhan nhãn , không thấy ai hành xử ,nếu có thì cũng chiếu lệ thôi !
nhưng lần này xuất hiện , hiện tượng ĐINH - LA - THĂNG và VƯƠNG ĐÌNH  HUỆ .Nhưng chỉ mới thấy tướng ĐINH LA THĂNG xuất chiêu thôi ,nhưng xem ra còn hơi nhẹ . Trong tình thế đất nước hiện nay ,mong rằng các tướng có đả thì ít ra ba búa đầu cũng phải nặng ký như ba búa của TRÌNH - GIẢO - KIM thì lủ sâu bọ mới co vòi được? Nhưng thôi đó cũng là:'' hiện tượng lạ ''có từ tước đến nay mong rằng nó được phát huy mãi mãi cho dân nhờ ,chứ đừng bắt chước ông già TRÌNH - GIẢO - KIM chỉ có ba búa thôi nhé .
ĐẠI - THẮNG 12/2011

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

NGÀY XƯA THÌ THỜI THẾ TẠO ANH HÙNG ,CÒN BÂY GIỜ THÌ THỜI THẾ TẠO TIỂU NHÂN

Một câu nói nghe rất bình dị ,tưởng không đáng cho ta lưu ý . Tuy nhiên nếu nghiền ngẫm , ta mới cảm thấy chí lý và thú vị vô cùng .
Câu phát ngôn trên là của một người em từ nước ngoài gởi mail về cho tôi để trách cứ một số người thuộc CHS-THBL có những trò đùa hạ cấp qua hình ảnh sex.
Em sót sa thương hại cho những người mà trước kia em hằng quý mến, mà hôm nay đầu óc , tư tưởng xuống cấp như thế .Tại sao họ làm như vậy ? Họ là những người có ăn , có học , có những địa vị quan trọng trong nhà nước cả , mà họ làm được nhũng trò hạ cấp như thế ?
Như vậy câu nói trên, hàm ý rằng  :"ngày xưa học để làm người quân trử , còn ngày nay học để làm kẻ tiểu nhân ? "
LOI BINH@ :Người quân tử luôn luôn nghĩ về người khác ,còn kẻ tiểu nhân luôn luôn nghĩ về mình;người quân tử luôn làm điều tốt cho mọi người; còn kẻ tiểu nhân luôn làm điều xấu cho mọi người ; người quân tử thấy điều phài thì làm không tính đến có lợi cho bản thân hay không , còn kẻ tiểu nhân thì làm bất cứ chuyện gì miễn việc đó có mang lợi về cho họ ; người quân tử biết phân biệt phải trái , còn kẻ tiểu nhân không cần nghỉ đến chuyện đó . Điều quang trọng là , mục đích chính của người quân tử  ; ra làm quan để giup dân , giúp nước , còn kẻ tiểu nhân ra làm quan để bòn mót của dân của đất nước mang về nhà ; người quân tử nếu thấy bất bình mạnh dạng từ quan , còn kẻ tiểu nhân cấp trên có đuổi cũng tìm cách chạy chọt xin ở lại, điều quang trọng cuối cùng là người quân tử luôn luôn bênh người yếu thế , còn kẻ tiểu nhân luôn luôn chạy theo những kẻ có thế lực. vì Thế người quân tử không thượng đội hạ đạp như những kẻ tiểu nhân . Vậy thời nay các quan nên xét về mình xem mình giống người QUÂN TỬ hay giống kẻ TIỂU NHÂN .
Ngày xưa ông bà ta có câu : " Ăn vóc học hay " . Vậy nếu có học thì nên học theo gương người quân tử chứ đừng hoc theo bóng của kẻ tiểu nhân nhé . Tạm biệt !
ĐẠI -THẮNG 11/2011

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

NỖI SUY NGHĨ NHỨC NHỐI

Nhận được một cú điện thoại, tiếp đó là hai cái mail,.tâm tư tôi thật đau buồn nhức nhối .quả thật là , tôi không nghĩ là những con người , thế hệ CHSTHBL hiện đang sống trên đất nước này ,mà hiện nay vẫn chạy theo cách đua đòi giải trí ,bằng cách trao đổi thông tin với nhau ,truyền bá cho nhau bằng những hình ảnh đồi trụy ,nham nhỡ .Tại sao phải làm như thế ? giải trí à ?Tại sao có bao việc bỗ ích cần phải làm thì mọi người cố tình né tránh, viện hết lý do này đến lý do khác để không phải tham gia vào ?Nếu không tham gia vào với thái độ cầu an , hoặc chờ đợi thì còn tạm chấp nhận được , đằng này lại chạy theo những tư tưởng du nhập ăn chơi lản mạn của một số thành phần tưởng ta đây là những con người vĩ đại ,sống ở những nước văn minh hàng đầu ! ?Tôi mong các bạn bè phải suy nghĩ lại. Điều gì nên làm , điều gì nên tránh  , đừng hành động theo cảm tính của mình mà làm những điều vô bổ , nhất là làm giảm giá trị của thế hệ những CHSTHBLtrước năm 1975 ,Để mái ấm tình thương đươc trường tồn mãi mãi,là tấm gương cho thế hệ con cháu chúng ta ngày sau
ĐẠI - THẮNG 11/2011

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

ĐỜI CHA DẠY HỌC , ĐỜI CON ĐỐT SÁCH

VIỆT- NAM trong nhiều năm gần đây  , phát động phong trào :"học tập và làm theo tấm gương đạo đức HỒ - CHÍ - MINH " . Nhưng oái oăm thay ,xã hội càng ngày càng gia tăng thêm nhiều tệ nạn, nào ma túy ;nào mại dâm ; nào trộm cướp giết người , nào cờ bạc rượu chè ; nào đá gà ;nào đua xe ; nào cướp giật; nào buôn gian bán lận, nào chở lậu ; nào tổ chức phá rừng ;nào chạy ghế chạy chức v v và v v . . .K hông có giấy mực nào đủ để diễn tả hết được ! Nhưng đó là chuyện nhỏ . Cái chuyện lớn đáng nói là chuyện dùng người tài để lãnh đạo quốc gia mà hiện nay vẫn chưa thực hiện được . Một câu hỏi đặt ra là :học BÁC sao không làm theo những gì BÁC làm ?Ngày xưa , còn đương thời BÁC đã sử dụng nhân tài ngoài đảng viên vào các chức vụ quan trọng , điển hình là TRẦN - ĐỨC THẢO .Còn ngày nay những người ngoài đảng không thiếu người dư tài còn nằm đầy khắp nơi vì không được trọng dụng ,nên đất nước đã bị chảy máu chất xám . ngược lại ,trong bộ máy chính quyền ,những văn bằng hơp thức hóa ,để giử các vị trí lãnh đạo thì hầu như chiếm đến 99%  ,đó là vì họ là đảng viên. Chính ông VŨ - KHOAN đã phát biểu trên TV6 mục tiêu điểm  "sử dụng nhân tài " :là:" ta có chủ trương nhưng chính sách thì chưa " chính sách chưa có thì lấy đâu ra thực hiện. Câu trả lời vì sao để mọi người suy gẫm .Cầu mong đất nước mau đổi thay để nhân tài đất VIỆT khỏi lưu vong%

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

SỐNG LẠI HỒI ỨC NĂM MƯƠI MĂM

Sau một vòng đi dạo MIỀN TÂY ., tìm thăm những người thân , bạn bè và em ut . Tự trong lòng trổi lên một thứ tình cảm vô biên , mơ hồ mà , mình khó diễn tả được .Một thứ cảm súc buồn vui lẫn lộn .Buồn trong nỗi tiếc thương vô hạng những người thân , bạn bè hơn năm mươi năm xa cách mà chưa được một lần gặp lại,và nay vỉnh viễn không còn bao giờ găp nữa , nhất là nhũng đứa em gái nhỏ luyến thắng , ngày xưa lúc nào cũng bên nhau ,cùng chơi đùa ,cùng nhau đi mò cua , hái rau bắt ốc ,sớm tối liền nhau mãi cho đến năm lên mười hai , mười ba tuổi ,vui là găp được những bạn bè , trong đó có những người anh người em mà mình tưởng rằng không bao giờ gặp,có những người bạn mình hoàn toàn quên hẵn tên tuổi nên nghĩ rằng đã mất hẵn trên cõi đời này rồi! chiến tranh đã đem đến sự phân ly này, chia cách tình yêu , tình cảm của con người.Ôi chiến tranh ta thù mi!

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

TẠM BIỆT

TẠM BIỆT
Không hiểu sao lúc này mình cảm thấy buồn buồn ,nên làm một chuyến dạo một vòng các tỉnh miền TÂY cho đở nhớ ,nhất là nơi chôn nhau cắt rốn của mình đó .
Xa BÌNH – LONG dù tạm thời ,nhưng mình cũng cảm thấy bịn rịn vì đó là quê hương thứ hai của mình mà. Nơi đó có một phần thân xác của em tôi .
                         MẤT
           Một viên đạn nổ em gục ngã
           Tôi vịn vai em đã chết rồi
            Chợt tỉnh lại muôn ngàn câu hỏi
            Đạn thù nào giết chết em tôi ?
Rồi từ đó hận thù chôn kín
Xiết tim lòng máu động trên môi
Để nhìn lại quê này chém. Giết
Mắt mẹ nào ráo lệ trong tôi
Bóng chiều ngả mặt lưng đồi
Vói tay thắp nén hương thời gian qua %
TRẦN -ĐẠI 1972

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

TÌNH CHỈ ĐẸP KHI TÌNH CÒN DANG DỞ

THƠ TÌNH TOÁN HỌC
Bước chân ngà em đang vào lớp
Tà áo em nhẹ uốn hình sin
Anh muốn thành một trục thời gian
Nâng áo em bán chu kỳ gặp gỡ(trục hoành giao với hình sin nửa chu kỳ))
Khi đến giờ em còn bỡ ngỡ
Anh sẽ là động tử cô đơn
Tăng chóng đều những bước vào hồn (tốc độ tăng }
Dẫn em đến chỗ ngồi trong lớp học

Em ngồi học mơ màn mắt ngọc
Cú đờ lơi (jeter un coup d"oeil ) như vận tốc rơi
Anh muốn thành mọi vật trên đời
Miễn tính được độ ngờ trên đó (độ ngờ tính theo sai số )
Vận tốc góc em nhìn từng cửa lớp
Anh sẽ là động tử chạy chung quanh
Em liếc nhanh anh chạy lại càng nhanh(vận tốc góc tỉ lệ thuận với vận tốc chuyển động }
Và mơ ước khi em là đạn đạo (đường parapol)
Được thoát ra từ nồng khẩu pháo
Anh luôn là vận tốc sát bên em (vec - tơ tiếp tuyến )
Anh ví anh như một chiếc kèn
Trong âm học đó là kèn CƠ – NIC
Tỏ em nghe mối sầu mang nặng chịch
Rung cảm nhiều khi hai nhánh bằng nhau
Nhìn em anh chẳng dám vào
Ánh sáng trắng anh phát từ đáy mắt(ánh sáng mặt trời)
Qua lăng kính chia làm bảy sắc(cầu vòng)
Quyện bên em khúc vũ NGHÊ- THƯỜNG
Biến em thành vẽ đep ánh dương
Qua thấu kính anh thu về tiêu điểm (qua mắt ,mắt là thấu kính hội tụ,ánh sáng mặt trời ở xa vc // với trục   }
Anh càng ngắm sắc em càng kiều diễm
Nghe lòng anh gió nổi phong ba
Nâng em lên đến tột đỉnh sơn hà
AC - XI -MÉT anh đã dùng sức đẩy
Tạo hào quang cho thêm phần lộng lẫy
Bốn mắt nhìn dưới vòng Điểm MIC - KEN (MICQUEL:giao điểm bốn đường tròn )
Lòng em chắc hẵn chưa quen
Nhưng thực tế phải do động lệnh
Khi em là trục vuông cố định(trục hoành)
Anh lại là hàm số HY - PEC PÔN
Muốn  đến em bày tỏ tâm hồn
Nhưng không gặp vì em là tiệm cận
Bởi cuộc đời anh còn lận đận
Chỉ mơ rằng Đen - ta sẽ bằng không
Để có chung nghiệm số kép trong lòng
Nhưng ơi hỡi Đen - ta về âm vô cực(vô nghiệm)
Càng nghĩ đến anh càng bức rức
Khi tình em là chuyển động thẳng đều
Anh lại là động tử đều theo
Bị ngăn cách bởi chàng I chính giữa
Tình chúng ta I chia thành phân nửa
Bởi phương trình trung điểm của đôi ta(OA +OB):2=OI
Sao tình chẳng được mặn mà
Em là hoành gốc em là hoành biên
SAN( CHALES)đem lại những ưu phiền
Tình ta đứt đoạn nối liền A ,B(AO+OB=AB)
" Gặp thời thế , thế thời phải thế
Trong trần ai , ai dễ biết ai"
Vec - tơ tâm anh vạch đường dài
Còn em vẽ véc - tơ hồn đối đẳng
Sự hòa hợp đó cùng mặt phẳng
Nhưng đau lòng vì tổng số triệt tiêu (tổng véc -tơ đối đẳng =0 )
Nên anh mãi là kẻ phưu lưu
Trong nghiệm số phương trình bậc bai đủ
Bởi lòng anh không còn tự chủ
Chỉ mơ rằng đen- ta sẽ bằng không
Để có chung nghiệm số kép trong lòng
Nhưng ơi hỡi đen - ta về âm vô cực(vô nghiệm)
(Rất mong các bạn góp ý ,và lời bình)
TRẦN - ĐẠI 1967

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

NGƯỜI QUÂN - TỬ THỜI HIỆN - ĐẠI

NGƯỜI QUÂN TỬ THỜI HIỆN ĐẠI
Muốn mọi người tôn trọng mình như một người quân tử .Trước nhất phải tạo cho mình có một địa vị trong xã hội, địa vị càng cao  , uy quyền càng lớn , địa vị càng lớn , thế lực càng to , thế lực càng to , điều kiện càng nhiều ,điều kiện càng nhiều kiếm tiền càng dễ .có tiền là có tất cả, bởi : “có tiền mua TIÊN cũng được mà” .Tóm lại .  , ở cái thời buổi kinh tế này, một kẻ ngu đần , dốt nát nhưng họ có địa vị, có thế lực thì họ có tiền, đi tới đâu người ta cũng gọi ông này , ông nọ .Đi tới đâu thiên hạ cũng khứm núm ,vâng vâng, dạ dạ .Có tiền có địa vị nói trái thiên hạ cũng cho là phải , thậm chí họ đánh rắm thiên hạ hít lấy hít để còn khen là cái rắm sao thơm thế ,bởi cái rắm của người quân tử mà .Vậy các bậc quân tử ngày xưa , kiểu quân tử  NGUYỄN - CÔNG - TRỨ :”người quân tử ăn chẳng cầu no …”Đã hết thời rồi , nếu có còn thì quân tử đó đúng là quân chết !? "Quân - tử lúc cùng thêm thẹn mặt , Anh hùng khi rắp cũng khoanh tay " !
TRẦN – ĐẠI 2011

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

CÁI DỐT CỦA CÁN BỘ LÀ NỖI KHỔ CỦA DÂN
Nỗi đau nhức nhối nhất là khi người dân đến công sở,đều có cảm giác sợ hãi, sợ chờ , sợ đợi , sợ hẹn mà không có hạn định thời gian .Cái đáng sợ nhất là cái thủ tục hồ sơ , đến Ông này thì bảo thế này , sang Bà khác thì bày cái khác . Đúng là :” lắm cha con khó lấy chồng” .Ba mươi tám năm hòa bình rồi mà sao người dân còn phải chịu đựng cái nỗi khổ vô lý ấy. Cái vấn nạn này bắt nguồn từ đâu?Có phải do cái dốt của một số cán bộ, có quyền , có chức , muốn tỏ ra  ta đây là nhà thông thái, vì trong ví đã có bằng cấp để hộ mạng rồi  ,nào cử nhân hai ba bằng , nào cao học , nào tiến sỹ , nhưng trình độ phổ thông có người chỉ biết đọc , biết viết , còn đa số ở cái lớp mười trở lại . Còn nếu có cao hơn là bằng bổ túc văn hóa , một năm học ba lớp. Đã vậy , nói là không được cãi , cãi là về không đó ! ? Bởi :” ta là con ông Cống , cháu ông Nghè ,nói chuyện trên trời dưới đất nghe “ .Ai có tức thì về nhà hãy vịnh ÔNG NGHÈ  GIẤY của TÚ XƯƠNG cho đở uất “cũng cờ cũng biễn cũng cân đai ,cũng gọi ông Nghè có kém ai ….’’
Sợ nên phải lót tay , lót chân , cho được việc, lâu ngày tray tháng đã trở thành thông lệ ! Mất tiền còn phải khúm núm ,cảm ơn nữa ,nghèo còn khổ thêm.
Lần thứ mười ba bầu QUỐC –HỘI mong rằng  dân bớt khổ hơn . Còn chuyện “ bình mới rượu cũ “ hậu sự sẽ trả lời .
TRẦN – ĐẠI 2011

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

BINH - LONG, MỘT THỜI ĐỂ YÊU , MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Tuy tôi không phải sinh ra tại cái nơi đất đỏ , đồi dốc này. Nhưng , BINH - LONG đối với tôi như là quê hương thứ hai. Đầy những kỷ niệm suốt cả quảng đời lúc lớn lên và trưởng thành .Trong cái mảnh đất bé nhỏ này ,mái trường trung học BÌNH - LONG đối với tôi cũng tương tự, tôi chỉ học ở đó có hai niên khóa của cấp ba mà thôi,nhưng tôi coi nó như cái nôi đã làm cho tôi khôn lớn ,thành người.
Cuộc chiến 1972 ,tuy tôi không bị mắc kẹt ở đó,nhưng một thằng em trai tôi cũng gởi xác nơi đó. biết bao bạn bè em út và người quen , người thân , thân xác của họ cũng rải khắp nơi , trên vùng đất thân yêu này. Từ đó , đối với tôi ,nơi đây là quê hương còn đậm nét hơn .
Tôi xin gửi đến các bạn những vần thơ để biểu hiện lòng yêu thương và triều mến nó.
Khi chạy loạn, lúc đi ngang qua mái trường thân yêu,em PTKH còn lưu luyến nhìn lại mái trương thân yêu đó để sáng tác ra bài LƯU - LUYẾN
Một sáng em rời xa quê hương
Hàng cây gục mặt khóc bên đường
Thôn xóm u buồn trong nắng hạ
Ánh mắt nào xao động yêu thương
Một sáng em rời xa trường yêu
Cây me trước cổng chợt tiêu điều
 Bạn bè đưa mắt nhìn lưu luyến
Buồn vẫy tay chào bao mến yêu
PTKH 1972
Còn em LA - GHI  ước nguyện ngày trở về trên mảnh đất thân yêu nên viết ra bài : CHIẾN -TÍCH
Xin mặt trởi mọc lên trên những con đường đầy vết nám
Xin nhà cửa mọc lên trên những hố hầm đạn bom pháo kích
Xin cây cỏ lá hoa hồi sinh ru ngủ những linh hồn đêm qua vừa vắng số
Mời mẹ, mời cha ,mời anh mời chị
Mời lũ ban bè một lũ cùng cha
Hãy trở về đi trên con đường vắng
Ôi những con đường vết tích ngày xưa
Ngày xưa
khi một chiều vào mưa
Em đã chết trong vòng tay của mẹ
Trên con đường lửa máu TẦU - Ô
Lửa máu TẦU - Ô chiều vĩnh biệt
Tay vẫy tay chào lệ rớt rơi
Rồi mẹ khóc chiều nay trở lại
Nhìn mộ con tàn lạnh cỏ rêu phong
Nhìn mộ con lần cuối tuổi già nua
Anh có thấy tình người trong huyết quản
Một năm qua đất trời thay đổi hẵn
Lớp người xua lặng lẽ trở về làng
THẠCH - LAM 1972
Còn tôi chẳng có gì hơn bằng lời uất nghẹn ,viết tặng bạn bè bài KHÓC CHO QUÊ - HƯƠNG
BINH - LONG ơi quê hương tôi còn đó
Đất cao nguyên đã uống máu đồng bào
Từ AN - LỘC , LỘC - NINH đến chân thành sỏi đá
Bao xác người đã rữa nát tan thây
Trên đường vắng, dưới lùm cây
Có những xác mẹ đầu không còn liền cổ
Nên mắt nào để trìu mến con thơ
Và môi đôi hôn vành trán dại khờ
Đang e ấp và ray bầu sửa lạnh
BINH - LONG ơi đây một chiều hui quạnh
Cảnh thanh bình chen lẫn cảnh tang thương
 Và từ đây trên khắp mọi nẻo đường
BÌNH - LONGđó , oan hồn đó , bao dân nghèo còn đó.
TRẦN - ĐẠI 1972
Kỷ niệm với những cảnh đẹp của BÌNH - LONG ,và những cảnh tình tứ thời học trò.Xin giới thiệu với bạn bè bài thơ :QUÊ - HƯƠNG ĐẤT -ĐỎ
Ai có về vùng cao nguyên đất đỏ
Ghé chân về mảnh đất đượm tình yêu
BINH - LONG tôi bao cảnh sắc mỹ miều
Bao trai gái bao ân tình diệu vợi
Đồi ĐỒNG - LONG vẫn tháng chờ năm đợi
Suối THANH - BÌNH vũ điệu khúc yêu đương
Dừa NHÀ - TÂY rủ bóng mát miên trường
HOÀNG - HÔN -TÍM đưa tình vào kỷ niệm
THÁC - SỐ - BỐN vẫn một lời thề thốt
Đón tình người đường ngập lá cao su
Đường LỘC - NINH lưu ánh mắt mùa thu
 Dốc XA -TRẠCH gom mây sầu vương vấn
Rừng NÚI - GIÓ nhớ thương phai nhạt phấn
Khát tình người hàng phượng vĩ khóc than
BINH - LONG tôi bao trai gái dân làng
Yêu tiếng hát và câu hò mơ mộng
Ai nhớ về vùng quê hương tôi đó
Xin bước về cùng đất đỏ BÌNH - LONG
 Chim vơi buồn rừng vơi bớt nhớ trông
Cho thắm đượm những cuộc tình xưa cũ
TRẦN - ĐẠI 1972

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

THÀNH NGƯỜI

Con người ta mới sinh ra , đã có vóc dáng , hình hài trọn vẹn , mọi người đều nói đó là con người. Vậy tại sao ĐỖ - TRUNG - QUÂN có câu thơ:" Quê hương nếu ai không hiểu ,sẽ không lớn nổi thành người ".Vậy chữ "HIỂU " của nhà thơ ĐÔ - TRUNG - QUÂN có nghĩa là gì ?
HIỂU (NHỚ) có phải biết mình sinh ra từ đâu và mình thuộc dân tộc nào ? Từ đó nó bao bọc chở che cho ta và nâng nui để nuôi ta lớn lên , cho ta biết bao kỷ niệm vui ,buồn , từ đó tình cảm quyến luyến lẫn nhau ,con người và cảnh vật quyện lại thành một .Đó là một tình yêu thiêng liêng vô bờ bến, không có ngôn ngữ nào diễn tả hết được . Có biết được đề mà yêu, có yêu thương mới có tinh thần vun đấp, xây dựng ,điểm tô cho nó, ngày càng giàu đẹp ,biết quý mến để bảo vệ gìn giữ nó .Tóm lại chữ "HIỂU" trong thơ của ĐỖ- TRUNG - QUÂN ,đó là tình yêu đất nước , yêu dân tộc , yêu đồng bào,trong đó cao quý nhất ,gần gủi nhất là tình gia tộc, tình bạn bè,và tình yêu đôi lứa vân vân và vân vân. Nhà thơ GIANG - NAM cũng có câu tương tự :" Xưa yêu quê hương vì có hoa có bướm , Có những ngày trốn học bị đòn roi , Nay yêu quê hương vì trong từng tấc đất ,Có một phần xương thịt của em tôi "
Vậy những kẻ phản quốc, phản dân tộc,vọng ngoại ,ích kỷ cầu vinh cho bản thân ,lừa thầy phản bạn ,không có trách nhiệm đối với thế hệ kế tục vân vân và vân vân ...Thì những kẻ đó thành gì ? Mời các bạn suy gẫm .
TRẦN -ĐẠI 2011

Hình ảnh biểu tượng Hộ CHS/THBL

TUỔI ẤU THƠ (bai03 )

Ông thầy dạy tôi lớp đầu đời ,đó là ông giáo CẢNH, tôi không biết được họ của ông,vì ngày xưa học trò nào mà dám gọi tên thầy.Có lẽ,ông cũng có cung cách như dạng ông thầy đồ ngày xưa .Ông dạy như người cha, người mẹ mình ở nhà vậy .Dạy từ cách đi đứng ,chào hỏi,xưng hô với bạn bè.Ra đường gặp người lớn phải bước sang lề khoanh tay cúi chào,về nhà chào mẹ, chào cha, chào anh ,chào chị vv...
Thưở đó, học triền miên, không có mùa nghỉ hè,có thầy thì học, không có thầy thì nghỉ.
Lúc đó học vần a,bờ ,cờ, dờ, đờ như bây giờ vậy.Học bằng bảng con,viết phấn.Khi nào biết đọc biết viết rành mới dùng tới vở,và viết bằng ngòi bút lá rong hay lá tre chấm mực xanh hay mực tím,tự pha lấy.
Chương trình học do ông thầy tự soạn,hoặc lấy trên sách trên báo mà dạy.Tóm lại là chẳng có chương trình gì cà . Đặt ra lớp là cho có thứ tự mà thôi,có ai kiểm tra đâu mà sợ .Thầy là tuyệt đối
Trường nền thì đất cát bột, nên hoc sinh không phải quét lớp, mà chỉ đi nhặt rác bằng tay,thế mà vẫn sạch.
Chung quanh trường theo những hàng cây phải đào tăng xê để trốn máy bay của pháp oanh kich.Cứ mỗi lần đi trốn máy bay về thì vui lắm,ai náy kễ chuyện rôm rả, như lập được một thành tích gì ghê gớm lắm .Rồi thời đó cũng qua...(.còn tiếp)

TUÔI ẤU THƠ (tiếp theo 01)

Chín tuổi vào lớp một (lớp năm ngày trước).Trường học mái lợp tranh,vách trống,thầy dạy là ông giáo già sáu,bảy mươi tuổi (Thầy Cảnh).Trường thì do ông già tôi vận động dân làm,thầy cũng do bố tôi đi tìm về để dạy,Thày sống bằng sự đóng góp của mọi người ,ai có gạo đóng gạo,ai có lúa đóng lúa ,ai có tiền đóng tiền.Nhưng tháng nào bố tôi cũng phải đi một vòng cả làng để nhắc nhở .Có đôi lúc thầy hết gạo (do học sinh chậm đóng), thày giáo lại phải sang nhà tôi ăn nhờ.
Học hết một năm,ông thầy đi TẬP - KẾT,nhưng nghe nói vì tuổi già ,thiếu sức khỏe,nên phải ở lại Cao Lảnh rồi sau đó ông mất.Kỷ niệm trước khi ông đi ,ông cho lớp viết một bài chính tả đầu đời(vừa đọc vừa nhắc).Bài đó tôi nhớ mãi đến bây giờ.bài RÉT THÁI NGUYÊN của Tố Hửu ấy mà
Rét Thái Nuyên rét về Yên Thế
GIÓ qua rừng đèo Khế gió sang
Em là cô gái Bắc Giang
Rét là mặc rét việc làng em lo
......................................
(còn tiếp)

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Hình ảnh biểu tượng Hộ CHS/THBL

bản điều lệ

CỘNG HÒA  XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA  VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

DỰ THẢO ĐIỀU LỆ
HỘI CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BÌNH LONG
                                                              -----------
CHƯƠNG  I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 : Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long ( dưới đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội, tự nguyện, không chính trị, không vụ lợi, nhằm qui tụ các Cựu Học Sinh xuất thân từ những mái trường Trung Học tại Bình Long, có chung một quan điểm, thấy được trách nhiệm đối với thế hệ sau ; bổn phận đối với các thầy cô. Ngoài ra còn có nghĩa tình bằng hữu cùng xẻ chia khi hữu sự.
Tạo điều kiện cho các thế hệ Cựu Học Sinh được gặp gỡ, giao lưu, để nắm bắt thông tin về thầy cô và bạn bè, từ đó tình cảm được gắn bó nhau hơn, cùng thực hiện tôn chỉ. Xuất phát từ mục đích cao cả, các cựu học sinh cùng tự nguyện tham gia vào Hội để chung tay góp sức xây dựng và thực hiện tôn chỉ - mục đích của Hội là :
1. Tôn sư – Trọng đạo           (vì nghĩa thầy trò ) .
2. Tương thân – Tương trợ    (vì tình bè bạn ).
3. Khuyến học – Khuyến tài  (vì đàn em thân yêu ).
Hội hoạt động theo Hiến pháp; Pháp luật của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và theo điều lệ này .

Điều 2 . Tên gọi, trụ sở làm việc :
1. Tên gọi :  Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long (Hội CHS-THBL)
              (Tiếng Anh: BINH LONG HIGH SCHOOL FORMER STUDENT       ASSOCIATION , viết tắt : BINHLONG HSFSA )
 2. Biểu tượng :  Logo (để thống nhất trong Đại hội ) 
 3. Trụ sở làm việc của Hội tạm thời đặt tại : Số 10 đường Nguyễn Trung Trực, Khu phố Phú Trọng, Phường Phú Đức, Thị xã Bình Long, Tỉnh Bình Phước .

Điều 3 . Vị trí pháp lý :
1. Hội hoạt động trên phạm vi địa bàn Tỉnh Bình Phước .
2. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật .
3. Hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

CHƯƠNG  II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI

Điều 4 . Hội có những nhiệm vụ sau :
1. Khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao trình độ văn hóa. Đặc biệt chú ý đến con em của hội viên và những sinh viên, học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn Thị xã.
2. Cùng với toàn xã hội trân trọng vai trò của nhà giáo, quan tâm chăm lo, giúp đỡ những Cựu Giáo Viên có hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của Hội  .
3. Kết hợp cùng các tổ chức xã hội khác kịp thời động viên, khuyến khích những sinh viên, học sinh có thành tích cao trong học tập.
4. Quan tâm đến Hội viên (kể cả con cái, tứ thân phụ mẫu) khi gặp hoạn nạn, khó khăn, tang chế .
5. Hằng năm, Hội có nhiệm vụ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động theo định kỳ cho cơ quan quản lý trực tiếp .
6. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật .

Điều 5. Quyền hạn của Hội : 
1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, Hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội .
2. Được gây Quỹ hội trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động .
3. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Kể cả từ nước ngoài (căn cứ  vào khoản 12, điều 23, chương 4 của NĐ 45/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của chính phủ).

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức – hoạt động :
Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long hoạt động theo các nguyên tắc sau :
1.  Đoàn kết nội bộ
2. Tập trung dân chủ  
3. Công khai – Minh bạch
4. Các tổ chức, nhóm lấy danh nghĩa Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long hoạt động mà không nằm trong tổ chức của Hội, thì Hội không chịu trách nhiệm pháp lý .

CHƯƠNG III
HỘI VIÊN

Điều 7 .
1. Hội viên chính thức :  Tất cả các Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long của nhiều thế hệ có cùng mục đích, tinh thần tham gia đóng góp, tán thành tôn chỉ - mục đích hội, tự nguyện gia nhập.
2. Hội viên danh dự : những Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long hoặc những công dân, tổ chức Việt Nam khác, không có điều kiện là Hội viên chính thức, tự nguyện gia nhập.  Hội viên danh dự được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như Hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban chấp hành, Ban kiểm tra Hội .

Điều 8 . Hội viên có nghĩa vụ :
1. Tôn trọng và chấp hành việc thực hiện Quy chế và Nghị quyết của Hội .
2. Tích cực tham gia việc xây dựng và phát triển Hội, vận động phát triển Hội viên mới cho Hội .
3. Tham gia các sinh hoạt trong các tổ chức của Hội.
4. Nghiêm chỉnh trong việc đóng hội phí và có trách nhiệm tham gia vận động xây dựng Quỹ hội.

Điều 9 . Quyền của Hội viên :
1. Được bàn bạc, trao đổi, thảo luận công việc của Hội, đề xuất ý kiến nhằm phát triển, xây dựng Hội thêm vững mạnh .
2. Ứng cử, bầu cử vào các tổ chức, cơ cấu của Hội.
3. Được hưởng các quyền lợi do hoạt động của Hội đem lại .
4. Hội viên được giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong các hoạt động của Hội .

CHƯƠNG  IV
TỔ CHỨC – HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Điều 10 . Tổ chức và hoạt động của Hội :
1- Đại hội đại biểu Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long là cơ quan cao nhất của Hội, được tổ chức nhiệm kỳ hai (2) năm một lần kể từ lúc kết thúc nhiệm kỳ trước . Khi cần thiết có thể triệu tập sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng không quá thời hạn định, nếu có 2/3 số Thành viên Ban chấp hành hội yêu cầu.
Trong đại hội, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hành động của Hội trong nhiệm kỳ, xây dựng phương hướng, chương trình hành động nhiệm kỳ tiếp theo, bầu cử Ban chấp hành, Ban Kiểm Tra mới. Bổ sung, sửa đổi Điều Lệ Hội cho phù hợp tình hình thực tế (nếu có) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2- Ban chấp hành hội là cơ quan điều hành hoạt động của Hội giữa 2 nhiệm kỳ, có nhiệm vụ :
a) Lãnh đạo và điều hành việc thực hiện nghị quyết, chương trình của Đại hội, chỉ đạo hoạt động các tổ chức trực thuộc của Hội. Xây dựng củng cố và phát triển các Tổ chức hội cơ sở, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chấp hành, bầu ra Ban thường trực với số lượng thành viên không quá ½ số thành viên Ban chấp hành, gồm : Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Thành viên. Bầu Ban kiểm tra gồm : Trưởng ban, Phó ban và các Thành viên
b) Xây dựng, quản lý và sử dụng các nguồn quỹ của Hội có hiệu quả .
c) Chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ sau .
d) Ban chấp hành họp định kỳ 3 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần thiết.
e) Trong quá trình hoạt động, xuất phát từ nhu cầu của Hội và có sự đề nghị của Ban thường trực, Ban chấp hành. Có thể tổ chức bầu bổ sung Thành viên Ban chấp hành với số lượng không quá 10% tổng số Thành viên Ban chấp hành do Đại hội đã bầu .
3- Hội lấy ngày 1 tháng 1 hằng năm là “ Ngày Truyền Thống Hội “.

4- Ban Thường Trực Hội có nhiệm vụ :
a) Thay mặt Ban chấp hành điều hành giữa hai kỳ họp, có nhiệm vụ tổ chức điều hành, chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết của Đại hội, hướng dẫn, giúp đỡ kiểm tra hoạt động của các Tổ chức hội. Quản lý tài chính, tài sản và lãnh đạo hoạt động của Quỹ hội, triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chấp hành .
b) Ban thường trực có thể thành lập các tổ chức cơ sở trực thuộc Hội, hoạt động hiệu quả và theo quy định của pháp luật .

5- Ban Kiểm Tra có nhiệm vụ : Kiểm tra việc thực hiện Điều Lệ Hội, thực hiện nghị quyết, quản lý và sử dụng tài chính, quỹ hội. Giải quyết các đơn khiếu nại đối với Hội viên, các tổ chức Hội, đề xuất các vấn đề về công tác kiểm tra với Ban chấp hành và Ban thường trực của Hội giải quyết.

6- Chủ tịch, Phó chủ tịch hội :
a) Chủ tịch hội là người đại diện pháp nhân cao nhất của Hội trong các quan hệ với cơ quan, tổ chức nhà nước, chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành hội và trước pháp luật về chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội .
b) Các Phó chủ tịch hội là người giúp Chủ tịch hội thực hiện quy chế của Ban chấp hành hội .

CHƯƠNG V
TÀI CHÍNH CỦA HỘI

Điều 11. Tài chính của Hội gồm : Kinh phí hoạt động và Quỹ hội
- Kinh phí hoạt động của Hội : Do Hội viên đóng Hội phí.
- Quỹ Hội : Do các Hội viên vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp (kể cả ngoài nước nếu có ) theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Cơ chế quản lý tài chính :
- Tài chính của Hội được quản lý theo pháp luật tài chính, kế toán và được sử dụng đúng mục đích .
- Hằng năm Ban chấp hành Hội báo cáo và quyết định các vấn đề tài chính của Hội .

CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 13 .  Khen thường :
Những tổ chức, Hội viên, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội sẽ được xét khen thưởng, biểu dương .

Điều 14 . Kỷ luật :
Những tổ chức, Hội viên của Hội vi phạm pháp luật hoặc hoạt động trái với Quy chế và Nghị quyết, Điều lệ của Hội thì tùy theo mức độ vi phạm mà Hội có biện pháp kỷ luật .

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15 . Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ  :
- Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hội phải được Đại hội nhất trí thông qua và được cơ quan chính quyền có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành .

Điều 16 . Hiệu lực thi hành :
1- Những vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội chưa được quy định trong Điều lệ này, được căn cứ vào những quy định tại Nghị định số : 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định về : Tổ chức, hoạt động và quản lý hội và các văn bản pháp luật khác hướng dẫn thi hành .
2- Bản Điều lệ này hết hiệu lực khi Hội ngưng hoạt động hoặc giải thể .
3- Chủ tịch Hội có trách nhiệm tổ chức triển khai nội dung Bản Điều Lệ này đến tất cả Hội viên của Hội .
-------------------------------------------------

Trên đây là Dự Thảo Điều Lệ Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long
                                     gồm có 7 Chương và 16 Điều  .
                                                                Bình Long, ngày……tháng…….năm 2011
                                                                               TM.  BAN VẬN ĐỘNG

                                                                                  Trần Đại Thắng

Hình ảnh buổi ra mắt





AI HƠN AI

Một tên trộm cắp,đang cãi vả ,dằn co với một ả giang hồ.
Tên trộm cắp phỉ bán ả giang hồ là đồ thối tha ,đồ đĩ thỏa.Ả giang hồ thì xỉ vả tên kẻ cắp là kẻ bất nhân ,thất đức.Lời qua, tiếng lại hai bên nhảy vào xâu xé  nhau,làm mất trật tự công cộng.Cảnh sát đưa cả hai về cho quan trên phân xử.
Sau khi nghe hai bên trình bày, vị quan kết luận:cả hai đều nói đúng.vị quan lập hồ sơ để truy tố hai kẻ trên về tội mại dâm và tội trộm cắp do hai người tự khai, tự nhận tội.
Khi vị quan bắt ký tên vào biên bản,cả hai đều không chịu ký.Lý do của hai kẻ đưa ra là họ không có tội.
Ả mại dâm cho rằng,tôi làm đĩ mà tôi dám tự nhận mình là đĩ,thì tôi là một anh hùng,hơn nữa ,tôi bỏ công sức lao động để kiếm được đồng tiền nuôi sống bản thân và gia đình cùa tôi và đôi khi tôi còn phải nuôi một số cán bộ nữa,thế sao bảo rằng tôi có tội? Ả giang hồ nói tiếp,nếu quan có xử thì sử cái thằng trộm cắp kia kìa.
Quan chưa kịp nói ,tên trộm đã lên tiếng,tôi đi ăn trộm vì hoàn cảnh không có việc làm,không tiền, không bạc,không có cái ăn ,cái uống,đành phải liều mà đi ăn trộm,nhưng ăn trộm đâu phải tôi không bỏ công sức ra đâu,vất vả lắm!Nào dầm mưa, lần mò đêm tối,chân trần, người trần,muỗi mồng rắn rết đe dọa vô cùng, nguy hiểm vô cùng, may ra chỉ kiếm được đồng tiền còm nuôi sống cái bản thân,chứ có giàu có gì đâu!?
Vị quan, nổi giận bừng bừng,hét to:Các người nói sao mà hay ho quá, làm đĩ cũng xưng là anh hùng,ăn trôm ,ăn cắp cũng xưng là can đảm.Tại sao các người không học tập những người giõi gian làm giàu nhan nhãn ra cả ấy,mà đi làm mấy nghề hèn mọn đó?
Vừa lúc ấy,hai kẻ khốn nạn đồng thanh trả lời:Thưa quan,chúng tôi đã có rồi đó chứ, chúng tôi thấy nhà các quan làm giàu hay quá ,cả nhà từ lớn tới nhỏ không làm gì tha hồ ăn chơi phung phi mà còn có cả nhà lầu xe hơi đến hằng tá nữa,chúng tôi có đến xin việc làm nhiều người mà vẫn không được ,huống hồ gì mà học họ được,vậy thôi quan sẵn đây chỉ cho chúng tôi cách làm giàu đi để chúng tôi khỏi làm những nghề bẩn thiểu nữa.
Vị quan trả lời được,các ngươi ký vào biên bản đi ,rồi ta sẽ chĩ cho các ngươi nghề nhàn nhã hơn....Đó là nghề bóc lịch!  
Lời bình:Những kẽ làm những điều nhơ nhớp mà dám nhận tội ,còn hơn những kẻ làm quan tham ô ,đó là những kẻ cắp tinh vi ,hèn nhác,vô liêm sỉ.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

TÌNH BẠN

Sau khi đọc bài <<TỈNH BẠN VÀ TÌNH YÊU >> của NGOAN trên THBL-6869.Hôm nay tôi xin giới thiệu bàiTÌNH BẠN đơn thuần theo càm nghĩ của tôi.
Thực tế trên mọi xã hội của thế giới này hai kẽ ăn mày cũng kết nhau thành bạn,hai kẽ ăn trộm,ăn cướp cũng kết nhau thành bạn,hai kẽ lừa đảo cũng kết nhau thành bạn,hai thằng nhà giàu cũng kết nhau thành bạn,hai thằng làm quan cũng kết nhau thành bạn,hai đứa mánh mung cũng kết nhau thành bạn,hai đứa làm đĩ cũng kết nhau thành bạn vân vân và vân vân .Tóm lại ,bạn được kết nối với nhau theo từng đồng cấp ,đồng đẳng,vì có mối quan hệ trực tiếp với nhau.Trong những nhóm bạn này,có nhóm do đồng cảm mà thành bạn, có nhóm kết bạn nhằm mục đích lợi dụng để trục lợi.Nhóm đồng cãm là tình bạn chân chánh,còn lại là bạn đầu môi .Hai nhà cách mạng, có thể chết thay cho nhau để hoàn thành một lý tưởng nào đó,đó là nhóm bạn cao cả. Thưa các bạn,trong cuộc đời này,thằng giàu củng chết, thằng nghèo cũng chết ,thằng làm quan cũng chết , thằng làm dân cũng chết , thằng ăn xin ,ăn mày cũng chết,đến vua chúa cũng có sống mãi được đâu. Chết mang theo được gì?Tôi thiết nghĩ: to live is to love,sống là để yêu thương,để lúc chết đi, ta còn lại cái hương vị đó.Bây giờ còn hiện diện trên quả đất này,ta phải làm gì?Câu trả lời xin nhường lại cho nhóm bạn chân chánh hay cao cả đó 

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

SINH BẮC ĐẺ NAM

Thời thơ ấu đã qua đi ,bây giờ đứng trước một thực trạng,không khai sinh để đi học,tôi phải lên thế vì khai sinh.Để thuận tiện,phải khai sinh ở miền Bắc ,và phải rút bớt đi năm tuổi và phải học nhảy ba lớp.Học hai tháng cuối của lớp đệ thất trường tư,không hiểu gì cả,phải mua tất cả sách toán để tự học,vất vả vô cùng,nhưng cũng may mắn nhờ thầy cô thương,chỉ bảo tận tình mà tôi vượt qua được những trở ngại lúc đầu. năm 1965 đi thi trung học đệ nhất cấp,bằng chứng chỉ học trình nhà trường làm giả  .Chẳng may hội đồng thi phát hiện không cho thi đành tiêu nghiểu về SAIGON nằm nhà chờ các thí sinh thi xong xin bài về để giải.
Không đủ hồ sơ để chuyển vào trường công,đành phải về SÀIGÒN học tiếp trường tư. Năm sau trở về BÌNH-LONG vào trường công học lớp Đệ Nhị .Cái không may mắn của cuộc đời,cũng là cái may cho mình mở rộng  kiến thức.Thi tú tài một là lần đầu tiên trong cuộc đời,thi là đỗ ngay.câu thơ của TRẦN- TẾ- XƯƠNG " RẰNG HAY THÌ THẬT LÀ HAY, KHÔNG HAY SAO LẠI ĐỖ NGAY TÚ TÀI".May mắn còn hơn nhiều bạn khác, đủ 12 năm đèn sách rốt cuộc phải khoác ba lô lên đường nhập ngũ.Thừa thắng xông lên, lại tiến về Sàigòn học tiếp năm đệ nhất,suốt một năm học ở Sàigòn mình giành hết thời gian đi các cours học lậu để tìm chìa khóa cho kiến thức.kết cuộc bỏ thi đi biểu tình mất một năm,đành phải về Bình-Long học lại,đổi từ ban B sang ban A. Nhờ thế nên có kiến thức đa năng. Sau  về mở trường dạy đủ môn cho các đàn em. Cuộc đời cũng thú vị thật !?

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

MỘT CÚ SỐC

Trước khi gia đình chuẩn bị đi lánh nạn,mẹ tôi theo người quen về BINH-LONG chơi.Nghe người ta ,bà mua luôn nhà ở đó,ở khu nhà máy QUẢN-LỢI .Trở về bà bán hết trâu,còn ruộng vườn ,đồ đạc cho bà con lối xóm cả.Chúng tôi nghe bà kể chuyện, thì ở đó giống y như một thành phố lộng lẫy vậy,chúng tôi háo hức mong sao chóng đến ngày đi.Bố tôi thì chẳng nói gì,tính ông vẫn thế ,sao cũng được,mà hình như ông có tâm sự chán nãn vì thế sự đảo điên!
Bảy ngày đêm,trên chuyến tàu từ quận HỒNG-NGỰ mới đến sông SAI-GÒN,rồi lên xe đò về QUẢN-LỢI, BÌNH-LONG.
Trên đường đi, mong sao cho mau đến để được nhìn thấy cây cao su.Ôi !Vừa nhìn thấy cây cao su ,thì thấy một khu làng nằm sâu hun hút dưới mặt đường,trong ý nghĩ thoáng qua,sao ai mà ở duới` hố như thế?!
Xe dừng lại,những người quen đến phụ mang đồ đạc vào nhà. Thế rồi cuộc sống cứ trôi qua,suốt hai năm trường,gia đình tôi,gồm mười ba người,nằm như một bệnh viện,chỉ có bố tôi còn cựa quậy được.Tất cả gia tài đổ hết vào tiền thuốc .Riêng tôi súyt chết,người chỉ còn da bộc xương,ngày đêm mê sản,may thay nhờ thuốc ông LANG- ĐIẾC mà tôi sống sót.
Hai năm bao nhiêu nước mắt của chị em chúng tôi,rồi những lời trách móc, dằn vặt mẹ.Có lúc mẹ tôi có ý định tự tử,bố tôi khuyên chúng tôi đừng cằn nhằn mẹ nữa sợ mẹ tự tử
Bây giờ chỉ còn có mình bố tôi lo kiếm sống cho cả gia đình,bằng cách lên rừng một mình ,hạ những cây cổ thụ ,một mình tự xẻ ván ,xẻ cột, rồi cõng từng tấm ván dày cả tấc xuống núi để bán cho người ta cất nhà,làm phảng.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

TUỔI ẤU THƠ (phần kết)

Từ năm 1958-1960 trường tôi chỉ có mở ba lớpt: lớp một lớp hai và lớp ba.Tôi là một học sinh học lớp cao nhất,và giỏi nhất làng ,cũng như là một học trò học thâm niên nhất. Còn những bạn khác,phải về chăn trâu,đi cày, đi cuốc đã lâu.
Vì ở đó, không còn lớp nào để học .Bố tôi đưa tôi đến một nơi khác ,ở nhờ nhà người quen kế trường cùa một ông giáo dạy tư,cách nhà tôi độ gần hai mươi cây số.
Ngày đầu bố tôi dắt đến gặp thày ,rồi giao tôi lại cho người quen để tôi ở học.khi bố tôi về, tôi rượt chạy theo,bị bố đánh bò lăng, bò càng.Nhưng tôi cũng chẳng vừa gì (thà chết không chịu hy sinh).Liều chết tiến lên,thua ván này ta bày ván khác.Bố tôi cứ lôi tôi trở lại, thì tôi cố sức chạy đi,gào khóc, thét lên cũng như hiệu lệnh <<sung phong >>khi ra trận vậy.Bố tôi bất lực,mới tới nhờ sự can thiệp của ông thầy,lúc đó tôi mới đành chịu phép.
Ông thầy tên là ông Nguyễn Đình Thi,thời kỳ chống pháp ông là phó ty giáo dục,của tỉnh Long Châu Sa( Đồng Tháp bây giờ ) .Ông chỉ có bằng TU TÀI MỘT PHÁP.  Không hiểu sao,ông không đi tập kết ?Ở lại mở lớp dạy học.Học trò ông ở nhiều nơi đến học.lớn bé có đủ.Có những anh chị mười tám, hai mốt cũng váo học lớp tư, lớp ba.Tôi còn học được lớp nhì ,và cũng học giõi đứng đầu của lớp.
Trường ông là trường lưu động,. Vì khi có lính Quốc Gia đi bố(lính ông DIỆM) thì thầy, trò phải chạy trốn. Mà nếu vùng đó bị chiếm đóng luôn thì trường phải di chuyển đến chổ khác.
Đến năm 1962, vì thời cuộc bất an, gia đình tôi di tản về Bình Long để lánh nạn, ở khu Nhà Máy Quản Lợi.Một trang lịch mới bắt đầu.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

TUỔI ẤU THƠ( bài 05 )

Sau hiệp định đình chiến GENÈVE 1954 đến năm 1958, trường của tôi còn phải đón nhận thêm ba ông thầy nữa:Ông thầy HAI KINH bây giờ còn sống,hiện đang ở SOC-TRANH, VĂN-HIÊN  ,còn hai ông thầy nữa đều tên Năm,một ông Năm ở địa phương, một ông Năm ở SaiGon chạy về,gọi là ông Năm SaiGon  nhưng cũng chỉ học đến cỡ lớp tư, lớp ba gì đó.Mãi cho đến thời Ngô Đình Diệm đưa chương trình di dân Quảng Nam,Quảng Ngãi vào lập dinh điền, mới có trường học thực sự.Thầy hiệu trưởng là thầy Tính,cô Hân mặt rổ hoa mè,nhưng vui vẽ, rất có duyên ,cô Kim rất đep,ít nói. Tôi được các thầy cô thương lắm,vì mình là dân địa phương ,nói không trọ trẹ,nên lúc nào cũng được thầy cô nhờ bê sổ, bê phấn,vào sổ điểm,cộng điểm,rồi còn được làm trưởng lớp nữa .
Nhưng học đi rồi lại học lại chỉ có bấy nhiêu lớp thôi,vì có mở lên cũng không có ai học nữa. Về nhà chăn trâu làm ruộng cả.Các thầy cô không biết bây giờ ra sao, ở đâu và làm gì, sống hay đã chết , hồi trước ở đâu chuyển đến?...Nghĩ đến thấy lòng man mác buồn (còn  tiếp)

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

TUỔI ẤU THƠ ( bài 04 )

Ngày thì bố mẹ ra đồng.Những đám con nít trong xóm thường tập trung lại một chỗ,quanh khu vực có cây cối, bóng mát để chơi đùa,bắn bi , đánh đáo,và cũng là nơi thuận tiện trốn máy bay.Lớn bé, trai gái cũng có cùng những sinh hoạt chơi đùa giống nhau,nào là chơi,U HƠI,U THẦM,BỎ KHĂN,NÓI NHỎ,BẮN TRÀM,CÚT BẮT,VẬT LỘN,có khi cã đánh lộn nữa,còn nhiều, còn rất nhiều trò chơi khác nữa,như,đánh chuyền,kéo co,bán hàng,đánh trận giả.Thậm chí ,có những trò chơi dại dột,giả làm vợ chồng,vợ có bầu,chồng đi rước mụ về sanh cho vợ,lấy khúc cây giả làm con .Quái ác hơn , nam nữ còn giả làm trâu đực ,trâu cái hót nhau,ganh nhau ,chém nhau kịch liệt,vô tư ,là vô tư thật!...Tệ hại hơn nữa,trai,gái lúc đó,chín mười tuổi vẫn còn ở tuồng,tự nhiên như người HÀ NỘI vậy !...Bây giờ vẫn còn luyến nhớ...(còn triếp)

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

TUỔI ẤU THƠ( bài 03 )

Ông thầy dạy tôi đầu đời ,đó là ông giáo CẢNH.Tên họ thì tôi không biết.Ông dạychúng tôi chương trình do ông tự biên soạn,không có sách vở gì cả.Có ai kiểm tra đâu,vì thày là tuyệt đối mà.Lớp đặt ra cho có để mà gọi.Học sinh mới vào chỉ có tấm bảng nhở một viên phấn,chừng nào đọc được ,viết được mới được dùng vở,và viết bằng viết mực,ngòi viết lá tre hay lá rong.Lúc đó tôi cũng học vần như bây giờ,cũng a bờ cờ dờ đờ, rồi cũng ghép vần là:ă ngờ ăng thờ ăng thăng sắc thắng.
Chung quanh trường ,hàng cây là những hầm trú ẩn để trốn máy bay của pháp.Qua những lúc hồi hộp, sợ hãi,lúc trở về ai cũng tranh nhau kể thành tích.Những ngày ấy rồi cũng qua,bây giờ thêm nuối tiếc...(còn tiếp)

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

TUỔI ẤU THƠ (bai2)

Chín tuổi mới vào học lớp một (lớp năm ngày trước).trường làng quê.trường cất bằng tre ,mái lợp tranh,vách để trống.Thầy giáo già ,tóc đã bạc phơ ,tay lúc nào cũng có một cây roi mây.Chiều nào thầy cũng sang nhà nhờ tôi mua cho thầy một xị rượu .Gặp mặt thầy ,sợ lắm nhưng không chui vào đâu được.Học được một năm thì thầy đi TẬP KẾT .trước khi đi, thầy cho viết một bài chính tả để kỷ niệm chia tay.Nhưng nghe đâu ,vì sức khỏe, thầy phải ở lại Cao Lảnh ,rồi mất ở đó.
Bài chính tả đó tôi thuộc lòng cho đến bây giờ.Lâu lâu nhớ thầy ,tôi thường ngân nga đọc lại:BAI THƠ PHÁ ĐƯỜNG của TỐ HỬU.
Rét thái nguyên rét về Yên Thế
Gió qua rừng đèo Khế gió sang
.Em là.............................................
(còn tiếp)

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

THUỞ ẤU THƠ (bài 01)

Sinh ra, lớn lên cho đến năm mười hai tuổi ,tôi chỉ biết bốc đất .,bốc cát ,lội xình, nghịch bẩn để làm vui.Lủ bạn bè của tôi trong xóm đều vậy cả. Nghĩ lại mà thấy rất hạnh phúc(còn tiếp)

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Danh sách thanh gia Hội CHS-THBL



Để chuẩn cho Hội CHS-THBL chính thức đi vào hoạt động, xin được trích giới thiệu cùng Quí Thầy, Cô và các Anh Chị CHS-THBL danh sách tham gia hội:
(Họ tên - ngày năm sinh - địa chỉ )

( Nhóm Bình Long )
Huỳnh Hán Chương 30/5/1947 024, Lô 11, Thanh Đa, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Giao 1947 77A, Trần Văn Đang,F9,Q3,Tp Hồ Chí Minh
Phạm Thị Tuyết Nga 1947 Bảo Bình, Xuân Lộc, Đồng Nai
Nguyễn Thị Tuất 1946 119/8 Đường số 8,F11, Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Túy Lan 1947 D233, Kinh A, Ấp 2, Lê Minh Xuân, Bình Chánh,HCM
Vương Thế Việt 1949 Tổ 5,Thanh Sơn,Thanh Phú, Bình Long, Bình Phước
Trần Văn Thái 26/4/1946 Tổ 4, Phú Lạc, Thanh Phú, Bình Long, Bình Phước
Đoàn Đắc Các 16/2/1945 Tổ 5,Thanh Sơn,Thanh Phú,Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Quang Dương 7/4/1947 Vườn Rau,Thanh Phú, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Văn Tín 2/1/1948 Tổ 5,Thanh Sơn,Thanh Phú,Bình Long, Bình Phước
Bùi Thị Mai Khánh 22/8/1950 30/1 Quản Lợi A,Tân Lợi, Hớn Quản,Bình Phước
Trương Bình 6/7/1948 Tổ 3, Phú Trung, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Trần Văn Tỷ 1948 Xã Tân Khai, Hớn Quản, Bình Phước
Ngô Việt Sương 26/5/1954 161, Phú lạc, Thanh Phú, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Văn Lý 17/7/1947 1B, Lộc Tấn, Lộc Ninh, Bình Phước
Trần Đại Thắng 10/7/1950 10 Nguyễn Du,Phú Trọng,Phú Đức,Bình Long,BPhước
Trần Văn Chính 12/10/1954 Phú Cường, An Lộc,Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Dũng Tánh 19/8/1951 38/6B Xuân Thới Đông, Hốc Môn, Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Hữu Đức 4/30/1905 Phú Lạc, Thanh Phú, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Văn Hiệp 5/5/1942 An Hạ, Thanh An, Hớn Quản, Bình Phước
Vũ Văn Thọ 1950 64 Đinh Tiên Hoàng,An Lộc,Bình Long,Bình Phước
Bùi Thị Ngọc Yến 30/1/1945 Tổ 6, Phú Sơn, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Vũ Thị Lan 11/4/1952 12B, Tổ 2, Kp10, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Ngô Văn Cử 1950 197 Ngô Quyền,Phú Cường,An Lộc,Bình Long,BPhước
Nguyễn Văn Như 1947 1910 Story RD Sanjio CA 95122 (USA)
Đặng Văn Tiến 16/2/1949 135 Kinh Dương Vương, Bình Tân, tp Hồ Chí Minh
Hà Thị Bé 14/3/1948 5/9 đường 3, Tân Kiểng, Quận 7, tp HCM
Bùi Văn Nhiều 29/5/1949 20/69/5 Cô Bắc,F1,Phú Nhuận,Tp Hồ Chí Mimh
Vũ Thị Sơn (Ngọc) 9/3/1952 7 Huỳnh Thiện Lộc, Hòa Thạnh, Tân Phú,Tp Hồ Chí Minh
Điền Hùng 9/1/1948 12/7 Tổ 22, Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai
Lưu Văn Châu 1/1/1948 Khu phố 1, Định Hòa,Thủ Dầu Một, Bình Dương
Đinh Khắc Thắng 19/9/1951 299J6 Nguyễn Thị Định, An Phú, Q.2,Tp Hồ Chí Minh
Lê Hoàng Phong 1/1/1951 19/18 Trần Bình Trọng, F5, Bình Thạnh, HCM
Nguyễn Đình Chiến 1949 903 Cách Mạng Tháng 8,Tân Bình, Tp hồ Chí Minh
Bùi Văn Lý 15/2/1948 F10 Nhật Tảo, F7, Q11, Tp Hồ Chí Minh
( Nhóm Nhớ THBL Anh Tiết )
Trần Thị Ánh Nguyệt 12/5/1954 F.Hưng Chiến, Tx Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Phước Hòa 5/12/1952 F.Hưng Chiến, Tx Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Thị Bính Tý 13/10/1953 F.Hưng Chiến, Tx Bình Long, Bình Phước
Lâm Bích Thủy 1954 F.An Lộc, Tx Bình Long, Bình Phước
Trần Kim Thảo 22/12/1952 F.Hưng Chiến, Tx Bình Long, Bình Phước
Quách Kim Nga 1952 TT Lộc Ninh, H. Lộc Ninh, Bình Phước
Nguyễn Thị Lệ 30/10/1953 Xa Trạch,Phước An,Hớn Quản, Bình Phước
Nguyễn Văn Thông 1952 1/238 Đường 3A BA16,Quận 12,Tp Hồ chí Minh
Vũ Trọng Tín 1953 41/24 Dương Quảng Hàm,F5,Q Gò Vấp,Tp Hồ Chí Minh
La Thị Luân 1953 41/24 Dương Quảng Hàm,F5,Q Gò Vấp,Tp Hồ Chí Minh
( Nhóm Xuân Huỳnh )
Huỳnh Thị Xuân 19/9/1956 Phú Nghĩa, F.Phú Đức, Bình Long, Bình Phước
Đỗ Thị Nhã 18/1/1956 Thanh Sơn, Thanh Phú, Bình Long, Bình Phước
Lê Thị Lợi 1956 Phú Thuận, Phú Thịnh, Bình Long, Bình Phước
Phạm Thị Hồng Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Dương Thị Trúc 3/2/1956 993 đường Âu Cơ, Tân Sơn Nhì,Tân Phú,tp HCM
Cao Thị Kim Hoa 23/2/1967 Phú Xuân, Phú Thịnh, Bình Long, Bình phước
( Nhóm Thầy Phấn )
Lê Văn Phấn 24/9/1973 Phú Thuận, Phú Thịnh, Bình Long, Bình Phước
Phạm Thị Danh 19/4/1973 Phú Cường, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Lê Thị Mỹ Linh 29/10/1972 Phú Thuận, Phú Thịnh, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Thị Thu Vân 9/1/1974 Phú Cường, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Trương Trí Đạo 24/9/1975 Phú Bình, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Đào Văn Thám 10/11/1973 Phú Tịnh, Bình Long, Bình Phước
Lê Thị Xuân Trang 29/12/1969 Phường Phú Đức, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Thị Huyền Linh 4/9/1974 Phú Bình, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Hà Anh Dũng 14/5/1973 Phú Hòa, Phú Thịnh, Bình Long, Bình Phước
( Nhóm Mỹ Thành )
Trần Thị Mỹ Thành 1/11/1968 Kp Phú Trung, Hưng Chiến, Bình Long, Bình Phước
Ngô Thị Mỹ Linh 7/11/1967 Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Ngọc Dương 30/11/1966 Thành phố Hồ Chí Minh
Lê Văn Trung 30/1/1966 Phú Đức, Bình Long, Bình Phước
Đào Văn Kính 24/2/1967 Thành phố Hồ Chí Minh
Đặng Văn Lăng 1/3/1965 F.Hưng Chiến, Bình Long, Bình Phước
Trần Thị Hồng Hạnh 5/6/1967 F.Hưng Chiến, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Văn Luận 1967 Xã Tân Lợi, Hớn Quản, Bình Phước
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 1968 Ấp Thanh Kiều, Thanh Lương, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Hoàng Thanh 1968 Xã Minh Đức, Hớn Quản, Bình Phước
Nguyễn Thị Minh Huệ 1968 F.Phú Thịnh, Bình Long, Bình Phước
Phan Tấn Dũng 23/8/1968 F.Phú Thịnh, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Công Tín 1968 Tổ 10, Ấp 2, Tân Khai, Hớn Quản, Bình Phước
Ngô Xuân Quang 2/7/1963 F. An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Trần Thị Ánh Hoa 1965 Bình Long, Bình Phước
Trần Thị Anh Nguyệt 1966 Bến Cát, Bình Dương
Đinh Ngọc Diệp 1965 Bình Long, Bình Phước
Trần Hồng Hà 1966 Bình Long, Bình Phước
Bùi Thị Phương 1966 Bình Long, Bình Phước
Trần Thanh Hoa 1963 Bình Long, Bình Phước
Bùi Thị Kim Phương 30/9/1964 F.Hưng Chiến, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Thị Hương 7/4/1964 F.Phú Thịnh, Bình Long, Bình Phước
Phạm Hữu Chúc 26/7/1963 F.Phú Đức, Bình Long, Bình Phước
Từ Hải Bằng 1963 Kp Phú Trung, Hưng Chiến, Bình Long, Bình Phước
( Nhóm Lộc Ninh )
Trần Thị Luật 10/6/1957 Ấp 1, Kp Ninh Thạnh,TT Lộc Ninh,Lộc Ninh,Bình Phước
Trần Thị Thiện Khánh 8/9/1955 Ấp 5, Lộc Thái, Lộc Ninh, Bình Phước
Đinh Khắc Thành 25/3/1955 Tổ 2, Kp Ninh Hòa,TT Lộc Ninh, Lộc Ninh, Bình Phước
Mai Thị Thanh 1954 Ấp1A, Lộc Thiện, Lộc Ninh, Bình Phước
Phạm Thị Tiến 1952 Ấp 3, Lộc Thái, Lộc Ninh, Bình Phước
Phạm Thị Thu Tuyết 1955 Kp Ninh Thịnh, TT Lộc Ninh, Lộc Ninh, Bình Phước
Trần Thị Thanh Hương 30/9/1955 Ấp 3, Lộc Hưng, Lộc Ninh, Bình Phước
Trần Thiện Tường 1957 Ấp 8, Lộc Thuận,Lộc Ninh,Bình Phước
Trần Văn Quảng 11/1/1958 Ấp 2,Lộc Hưng,Lộc Ninh,Bình Phước
( Nhóm Thủy )
Bùi Văn Thành 6/11/1956 Tổ 8, Phú Sơn, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Bùi Văn Mai 30/10/1957 Tổ 8, Kp Phú Bình, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Hữu Tân 23/05/1962 Tổ 8, Kp Phú Sơn, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
( Nhóm Hồng Vân )
Nguyễn Hồng Vân 14/11/1956 Vườn Rau, Thanh Phú, Bình Long, Bình Phước
Dương Kim Hương 14/5/1958 183 Tổ 5, Phú Hưng, Phú Thịnh, Bình Long, BP
Nguyễn Thị Hường 10/5/1957 9 Hùng Vương,Phú Hưng, Phú Thịnh, Bình Long, BP
Trần Thị Lệ 7/3/1956 Hưng Phú, Hưng Chiến, Bình Long, Bình Phước
Lê Thị Loan 26/3/1955 Thanh Trung, Lộc Thạnh, Lộc Ninh, Bình Phước
Đỗ Thị Nga 1956 Cây Trạch, Lộc Tấn, Lộc Ninh, Bình Phước
Nhâm Thị Hương 1957 197 Nguyễn Du, Phú Hưng, Phú Thịnh, Bình Long, BP
Phan Kim Phai 12/12/1957 Cây Liễu, Minh Thạnh, Dầu Tiếng, Bình Dương
Nguyễn Đăng Hải 1956 4 Trừ Văn Thố, Phú Cường, An Lộc, Bình Long, BP
Nguyễn Văn Xinh 1956 84 Thanh Thủy, Thanh Phú, Bình Long, Bình Phước
Trương Bạch Thân 1956 Tổ 7,Phú Lạc, Thanh Phú, Bình Long, Bình Phước
( Nhóm Ninh )
Bùi Thị Ninh 11/3/1955 Phú Thuận, Phú Thịnh, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Thị Vân 15/10/1954 Bình Tân, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Huỳnh Long 30/3/1956 Hưng Phú, Hưng Chiến, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Đình Cảnh 21/5/1954 Hưng Phú, Hưng Chiến, Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Văn Sang 1955 Phú Hưng, Phú Thịnh, Bình Long, Bình Phước
Trương Thị Hiền 1955 Hưng Thịnh, Hưng Chiến,Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Công Nam 1955
Nguyễn Thanh Định 1955 Ấp 1, Minh Đức, Hớn Quản, Bình Phước
Trần Văn Roan 1955 Phú Tân, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
Hoàng Thị Hạnh 1955 Khu phố 1, An Phước, Long Thành, Đồng Nai
Lã Đề Đốc 29/11/1954 79 Hùng Vương, Phú Bình, An Lộc, Bình Long, BP
Trần Sang 1953 Phú Bình, An Lộc, Bình Long, Bình Phước
(Còn tiếp)

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Ra mắt Blog THẮNG TÌNH

Hôm nay thứ sáu ngày 02/06/2011
Hân hạnh giới thiệu cùng quí bạn hữu blog mới của tôi. Xin mời các bạn tham gia bài vở và góp ý cho blog được phong phú hơn.
Cám ơn !
Trần Đại Thắng