Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Hình ảnh biểu tượng Hộ CHS/THBL

bản điều lệ

CỘNG HÒA  XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA  VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

DỰ THẢO ĐIỀU LỆ
HỘI CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BÌNH LONG
                                                              -----------
CHƯƠNG  I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 : Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long ( dưới đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội, tự nguyện, không chính trị, không vụ lợi, nhằm qui tụ các Cựu Học Sinh xuất thân từ những mái trường Trung Học tại Bình Long, có chung một quan điểm, thấy được trách nhiệm đối với thế hệ sau ; bổn phận đối với các thầy cô. Ngoài ra còn có nghĩa tình bằng hữu cùng xẻ chia khi hữu sự.
Tạo điều kiện cho các thế hệ Cựu Học Sinh được gặp gỡ, giao lưu, để nắm bắt thông tin về thầy cô và bạn bè, từ đó tình cảm được gắn bó nhau hơn, cùng thực hiện tôn chỉ. Xuất phát từ mục đích cao cả, các cựu học sinh cùng tự nguyện tham gia vào Hội để chung tay góp sức xây dựng và thực hiện tôn chỉ - mục đích của Hội là :
1. Tôn sư – Trọng đạo           (vì nghĩa thầy trò ) .
2. Tương thân – Tương trợ    (vì tình bè bạn ).
3. Khuyến học – Khuyến tài  (vì đàn em thân yêu ).
Hội hoạt động theo Hiến pháp; Pháp luật của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và theo điều lệ này .

Điều 2 . Tên gọi, trụ sở làm việc :
1. Tên gọi :  Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long (Hội CHS-THBL)
              (Tiếng Anh: BINH LONG HIGH SCHOOL FORMER STUDENT       ASSOCIATION , viết tắt : BINHLONG HSFSA )
 2. Biểu tượng :  Logo (để thống nhất trong Đại hội ) 
 3. Trụ sở làm việc của Hội tạm thời đặt tại : Số 10 đường Nguyễn Trung Trực, Khu phố Phú Trọng, Phường Phú Đức, Thị xã Bình Long, Tỉnh Bình Phước .

Điều 3 . Vị trí pháp lý :
1. Hội hoạt động trên phạm vi địa bàn Tỉnh Bình Phước .
2. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật .
3. Hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

CHƯƠNG  II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI

Điều 4 . Hội có những nhiệm vụ sau :
1. Khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao trình độ văn hóa. Đặc biệt chú ý đến con em của hội viên và những sinh viên, học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn Thị xã.
2. Cùng với toàn xã hội trân trọng vai trò của nhà giáo, quan tâm chăm lo, giúp đỡ những Cựu Giáo Viên có hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của Hội  .
3. Kết hợp cùng các tổ chức xã hội khác kịp thời động viên, khuyến khích những sinh viên, học sinh có thành tích cao trong học tập.
4. Quan tâm đến Hội viên (kể cả con cái, tứ thân phụ mẫu) khi gặp hoạn nạn, khó khăn, tang chế .
5. Hằng năm, Hội có nhiệm vụ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động theo định kỳ cho cơ quan quản lý trực tiếp .
6. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật .

Điều 5. Quyền hạn của Hội : 
1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, Hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội .
2. Được gây Quỹ hội trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động .
3. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Kể cả từ nước ngoài (căn cứ  vào khoản 12, điều 23, chương 4 của NĐ 45/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của chính phủ).

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức – hoạt động :
Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long hoạt động theo các nguyên tắc sau :
1.  Đoàn kết nội bộ
2. Tập trung dân chủ  
3. Công khai – Minh bạch
4. Các tổ chức, nhóm lấy danh nghĩa Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long hoạt động mà không nằm trong tổ chức của Hội, thì Hội không chịu trách nhiệm pháp lý .

CHƯƠNG III
HỘI VIÊN

Điều 7 .
1. Hội viên chính thức :  Tất cả các Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long của nhiều thế hệ có cùng mục đích, tinh thần tham gia đóng góp, tán thành tôn chỉ - mục đích hội, tự nguyện gia nhập.
2. Hội viên danh dự : những Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long hoặc những công dân, tổ chức Việt Nam khác, không có điều kiện là Hội viên chính thức, tự nguyện gia nhập.  Hội viên danh dự được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như Hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban chấp hành, Ban kiểm tra Hội .

Điều 8 . Hội viên có nghĩa vụ :
1. Tôn trọng và chấp hành việc thực hiện Quy chế và Nghị quyết của Hội .
2. Tích cực tham gia việc xây dựng và phát triển Hội, vận động phát triển Hội viên mới cho Hội .
3. Tham gia các sinh hoạt trong các tổ chức của Hội.
4. Nghiêm chỉnh trong việc đóng hội phí và có trách nhiệm tham gia vận động xây dựng Quỹ hội.

Điều 9 . Quyền của Hội viên :
1. Được bàn bạc, trao đổi, thảo luận công việc của Hội, đề xuất ý kiến nhằm phát triển, xây dựng Hội thêm vững mạnh .
2. Ứng cử, bầu cử vào các tổ chức, cơ cấu của Hội.
3. Được hưởng các quyền lợi do hoạt động của Hội đem lại .
4. Hội viên được giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong các hoạt động của Hội .

CHƯƠNG  IV
TỔ CHỨC – HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Điều 10 . Tổ chức và hoạt động của Hội :
1- Đại hội đại biểu Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long là cơ quan cao nhất của Hội, được tổ chức nhiệm kỳ hai (2) năm một lần kể từ lúc kết thúc nhiệm kỳ trước . Khi cần thiết có thể triệu tập sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng không quá thời hạn định, nếu có 2/3 số Thành viên Ban chấp hành hội yêu cầu.
Trong đại hội, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hành động của Hội trong nhiệm kỳ, xây dựng phương hướng, chương trình hành động nhiệm kỳ tiếp theo, bầu cử Ban chấp hành, Ban Kiểm Tra mới. Bổ sung, sửa đổi Điều Lệ Hội cho phù hợp tình hình thực tế (nếu có) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2- Ban chấp hành hội là cơ quan điều hành hoạt động của Hội giữa 2 nhiệm kỳ, có nhiệm vụ :
a) Lãnh đạo và điều hành việc thực hiện nghị quyết, chương trình của Đại hội, chỉ đạo hoạt động các tổ chức trực thuộc của Hội. Xây dựng củng cố và phát triển các Tổ chức hội cơ sở, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chấp hành, bầu ra Ban thường trực với số lượng thành viên không quá ½ số thành viên Ban chấp hành, gồm : Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Thành viên. Bầu Ban kiểm tra gồm : Trưởng ban, Phó ban và các Thành viên
b) Xây dựng, quản lý và sử dụng các nguồn quỹ của Hội có hiệu quả .
c) Chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ sau .
d) Ban chấp hành họp định kỳ 3 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần thiết.
e) Trong quá trình hoạt động, xuất phát từ nhu cầu của Hội và có sự đề nghị của Ban thường trực, Ban chấp hành. Có thể tổ chức bầu bổ sung Thành viên Ban chấp hành với số lượng không quá 10% tổng số Thành viên Ban chấp hành do Đại hội đã bầu .
3- Hội lấy ngày 1 tháng 1 hằng năm là “ Ngày Truyền Thống Hội “.

4- Ban Thường Trực Hội có nhiệm vụ :
a) Thay mặt Ban chấp hành điều hành giữa hai kỳ họp, có nhiệm vụ tổ chức điều hành, chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết của Đại hội, hướng dẫn, giúp đỡ kiểm tra hoạt động của các Tổ chức hội. Quản lý tài chính, tài sản và lãnh đạo hoạt động của Quỹ hội, triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chấp hành .
b) Ban thường trực có thể thành lập các tổ chức cơ sở trực thuộc Hội, hoạt động hiệu quả và theo quy định của pháp luật .

5- Ban Kiểm Tra có nhiệm vụ : Kiểm tra việc thực hiện Điều Lệ Hội, thực hiện nghị quyết, quản lý và sử dụng tài chính, quỹ hội. Giải quyết các đơn khiếu nại đối với Hội viên, các tổ chức Hội, đề xuất các vấn đề về công tác kiểm tra với Ban chấp hành và Ban thường trực của Hội giải quyết.

6- Chủ tịch, Phó chủ tịch hội :
a) Chủ tịch hội là người đại diện pháp nhân cao nhất của Hội trong các quan hệ với cơ quan, tổ chức nhà nước, chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành hội và trước pháp luật về chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội .
b) Các Phó chủ tịch hội là người giúp Chủ tịch hội thực hiện quy chế của Ban chấp hành hội .

CHƯƠNG V
TÀI CHÍNH CỦA HỘI

Điều 11. Tài chính của Hội gồm : Kinh phí hoạt động và Quỹ hội
- Kinh phí hoạt động của Hội : Do Hội viên đóng Hội phí.
- Quỹ Hội : Do các Hội viên vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp (kể cả ngoài nước nếu có ) theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Cơ chế quản lý tài chính :
- Tài chính của Hội được quản lý theo pháp luật tài chính, kế toán và được sử dụng đúng mục đích .
- Hằng năm Ban chấp hành Hội báo cáo và quyết định các vấn đề tài chính của Hội .

CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 13 .  Khen thường :
Những tổ chức, Hội viên, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội sẽ được xét khen thưởng, biểu dương .

Điều 14 . Kỷ luật :
Những tổ chức, Hội viên của Hội vi phạm pháp luật hoặc hoạt động trái với Quy chế và Nghị quyết, Điều lệ của Hội thì tùy theo mức độ vi phạm mà Hội có biện pháp kỷ luật .

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15 . Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ  :
- Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hội phải được Đại hội nhất trí thông qua và được cơ quan chính quyền có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành .

Điều 16 . Hiệu lực thi hành :
1- Những vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội chưa được quy định trong Điều lệ này, được căn cứ vào những quy định tại Nghị định số : 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định về : Tổ chức, hoạt động và quản lý hội và các văn bản pháp luật khác hướng dẫn thi hành .
2- Bản Điều lệ này hết hiệu lực khi Hội ngưng hoạt động hoặc giải thể .
3- Chủ tịch Hội có trách nhiệm tổ chức triển khai nội dung Bản Điều Lệ này đến tất cả Hội viên của Hội .
-------------------------------------------------

Trên đây là Dự Thảo Điều Lệ Hội Cựu Học Sinh Trung Học Bình Long
                                     gồm có 7 Chương và 16 Điều  .
                                                                Bình Long, ngày……tháng…….năm 2011
                                                                               TM.  BAN VẬN ĐỘNG

                                                                                  Trần Đại Thắng

Hình ảnh buổi ra mắt





AI HƠN AI

Một tên trộm cắp,đang cãi vả ,dằn co với một ả giang hồ.
Tên trộm cắp phỉ bán ả giang hồ là đồ thối tha ,đồ đĩ thỏa.Ả giang hồ thì xỉ vả tên kẻ cắp là kẻ bất nhân ,thất đức.Lời qua, tiếng lại hai bên nhảy vào xâu xé  nhau,làm mất trật tự công cộng.Cảnh sát đưa cả hai về cho quan trên phân xử.
Sau khi nghe hai bên trình bày, vị quan kết luận:cả hai đều nói đúng.vị quan lập hồ sơ để truy tố hai kẻ trên về tội mại dâm và tội trộm cắp do hai người tự khai, tự nhận tội.
Khi vị quan bắt ký tên vào biên bản,cả hai đều không chịu ký.Lý do của hai kẻ đưa ra là họ không có tội.
Ả mại dâm cho rằng,tôi làm đĩ mà tôi dám tự nhận mình là đĩ,thì tôi là một anh hùng,hơn nữa ,tôi bỏ công sức lao động để kiếm được đồng tiền nuôi sống bản thân và gia đình cùa tôi và đôi khi tôi còn phải nuôi một số cán bộ nữa,thế sao bảo rằng tôi có tội? Ả giang hồ nói tiếp,nếu quan có xử thì sử cái thằng trộm cắp kia kìa.
Quan chưa kịp nói ,tên trộm đã lên tiếng,tôi đi ăn trộm vì hoàn cảnh không có việc làm,không tiền, không bạc,không có cái ăn ,cái uống,đành phải liều mà đi ăn trộm,nhưng ăn trộm đâu phải tôi không bỏ công sức ra đâu,vất vả lắm!Nào dầm mưa, lần mò đêm tối,chân trần, người trần,muỗi mồng rắn rết đe dọa vô cùng, nguy hiểm vô cùng, may ra chỉ kiếm được đồng tiền còm nuôi sống cái bản thân,chứ có giàu có gì đâu!?
Vị quan, nổi giận bừng bừng,hét to:Các người nói sao mà hay ho quá, làm đĩ cũng xưng là anh hùng,ăn trôm ,ăn cắp cũng xưng là can đảm.Tại sao các người không học tập những người giõi gian làm giàu nhan nhãn ra cả ấy,mà đi làm mấy nghề hèn mọn đó?
Vừa lúc ấy,hai kẻ khốn nạn đồng thanh trả lời:Thưa quan,chúng tôi đã có rồi đó chứ, chúng tôi thấy nhà các quan làm giàu hay quá ,cả nhà từ lớn tới nhỏ không làm gì tha hồ ăn chơi phung phi mà còn có cả nhà lầu xe hơi đến hằng tá nữa,chúng tôi có đến xin việc làm nhiều người mà vẫn không được ,huống hồ gì mà học họ được,vậy thôi quan sẵn đây chỉ cho chúng tôi cách làm giàu đi để chúng tôi khỏi làm những nghề bẩn thiểu nữa.
Vị quan trả lời được,các ngươi ký vào biên bản đi ,rồi ta sẽ chĩ cho các ngươi nghề nhàn nhã hơn....Đó là nghề bóc lịch!  
Lời bình:Những kẽ làm những điều nhơ nhớp mà dám nhận tội ,còn hơn những kẻ làm quan tham ô ,đó là những kẻ cắp tinh vi ,hèn nhác,vô liêm sỉ.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

TÌNH BẠN

Sau khi đọc bài <<TỈNH BẠN VÀ TÌNH YÊU >> của NGOAN trên THBL-6869.Hôm nay tôi xin giới thiệu bàiTÌNH BẠN đơn thuần theo càm nghĩ của tôi.
Thực tế trên mọi xã hội của thế giới này hai kẽ ăn mày cũng kết nhau thành bạn,hai kẽ ăn trộm,ăn cướp cũng kết nhau thành bạn,hai kẽ lừa đảo cũng kết nhau thành bạn,hai thằng nhà giàu cũng kết nhau thành bạn,hai thằng làm quan cũng kết nhau thành bạn,hai đứa mánh mung cũng kết nhau thành bạn,hai đứa làm đĩ cũng kết nhau thành bạn vân vân và vân vân .Tóm lại ,bạn được kết nối với nhau theo từng đồng cấp ,đồng đẳng,vì có mối quan hệ trực tiếp với nhau.Trong những nhóm bạn này,có nhóm do đồng cảm mà thành bạn, có nhóm kết bạn nhằm mục đích lợi dụng để trục lợi.Nhóm đồng cãm là tình bạn chân chánh,còn lại là bạn đầu môi .Hai nhà cách mạng, có thể chết thay cho nhau để hoàn thành một lý tưởng nào đó,đó là nhóm bạn cao cả. Thưa các bạn,trong cuộc đời này,thằng giàu củng chết, thằng nghèo cũng chết ,thằng làm quan cũng chết , thằng làm dân cũng chết , thằng ăn xin ,ăn mày cũng chết,đến vua chúa cũng có sống mãi được đâu. Chết mang theo được gì?Tôi thiết nghĩ: to live is to love,sống là để yêu thương,để lúc chết đi, ta còn lại cái hương vị đó.Bây giờ còn hiện diện trên quả đất này,ta phải làm gì?Câu trả lời xin nhường lại cho nhóm bạn chân chánh hay cao cả đó 

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

SINH BẮC ĐẺ NAM

Thời thơ ấu đã qua đi ,bây giờ đứng trước một thực trạng,không khai sinh để đi học,tôi phải lên thế vì khai sinh.Để thuận tiện,phải khai sinh ở miền Bắc ,và phải rút bớt đi năm tuổi và phải học nhảy ba lớp.Học hai tháng cuối của lớp đệ thất trường tư,không hiểu gì cả,phải mua tất cả sách toán để tự học,vất vả vô cùng,nhưng cũng may mắn nhờ thầy cô thương,chỉ bảo tận tình mà tôi vượt qua được những trở ngại lúc đầu. năm 1965 đi thi trung học đệ nhất cấp,bằng chứng chỉ học trình nhà trường làm giả  .Chẳng may hội đồng thi phát hiện không cho thi đành tiêu nghiểu về SAIGON nằm nhà chờ các thí sinh thi xong xin bài về để giải.
Không đủ hồ sơ để chuyển vào trường công,đành phải về SÀIGÒN học tiếp trường tư. Năm sau trở về BÌNH-LONG vào trường công học lớp Đệ Nhị .Cái không may mắn của cuộc đời,cũng là cái may cho mình mở rộng  kiến thức.Thi tú tài một là lần đầu tiên trong cuộc đời,thi là đỗ ngay.câu thơ của TRẦN- TẾ- XƯƠNG " RẰNG HAY THÌ THẬT LÀ HAY, KHÔNG HAY SAO LẠI ĐỖ NGAY TÚ TÀI".May mắn còn hơn nhiều bạn khác, đủ 12 năm đèn sách rốt cuộc phải khoác ba lô lên đường nhập ngũ.Thừa thắng xông lên, lại tiến về Sàigòn học tiếp năm đệ nhất,suốt một năm học ở Sàigòn mình giành hết thời gian đi các cours học lậu để tìm chìa khóa cho kiến thức.kết cuộc bỏ thi đi biểu tình mất một năm,đành phải về Bình-Long học lại,đổi từ ban B sang ban A. Nhờ thế nên có kiến thức đa năng. Sau  về mở trường dạy đủ môn cho các đàn em. Cuộc đời cũng thú vị thật !?

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

MỘT CÚ SỐC

Trước khi gia đình chuẩn bị đi lánh nạn,mẹ tôi theo người quen về BINH-LONG chơi.Nghe người ta ,bà mua luôn nhà ở đó,ở khu nhà máy QUẢN-LỢI .Trở về bà bán hết trâu,còn ruộng vườn ,đồ đạc cho bà con lối xóm cả.Chúng tôi nghe bà kể chuyện, thì ở đó giống y như một thành phố lộng lẫy vậy,chúng tôi háo hức mong sao chóng đến ngày đi.Bố tôi thì chẳng nói gì,tính ông vẫn thế ,sao cũng được,mà hình như ông có tâm sự chán nãn vì thế sự đảo điên!
Bảy ngày đêm,trên chuyến tàu từ quận HỒNG-NGỰ mới đến sông SAI-GÒN,rồi lên xe đò về QUẢN-LỢI, BÌNH-LONG.
Trên đường đi, mong sao cho mau đến để được nhìn thấy cây cao su.Ôi !Vừa nhìn thấy cây cao su ,thì thấy một khu làng nằm sâu hun hút dưới mặt đường,trong ý nghĩ thoáng qua,sao ai mà ở duới` hố như thế?!
Xe dừng lại,những người quen đến phụ mang đồ đạc vào nhà. Thế rồi cuộc sống cứ trôi qua,suốt hai năm trường,gia đình tôi,gồm mười ba người,nằm như một bệnh viện,chỉ có bố tôi còn cựa quậy được.Tất cả gia tài đổ hết vào tiền thuốc .Riêng tôi súyt chết,người chỉ còn da bộc xương,ngày đêm mê sản,may thay nhờ thuốc ông LANG- ĐIẾC mà tôi sống sót.
Hai năm bao nhiêu nước mắt của chị em chúng tôi,rồi những lời trách móc, dằn vặt mẹ.Có lúc mẹ tôi có ý định tự tử,bố tôi khuyên chúng tôi đừng cằn nhằn mẹ nữa sợ mẹ tự tử
Bây giờ chỉ còn có mình bố tôi lo kiếm sống cho cả gia đình,bằng cách lên rừng một mình ,hạ những cây cổ thụ ,một mình tự xẻ ván ,xẻ cột, rồi cõng từng tấm ván dày cả tấc xuống núi để bán cho người ta cất nhà,làm phảng.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

TUỔI ẤU THƠ (phần kết)

Từ năm 1958-1960 trường tôi chỉ có mở ba lớpt: lớp một lớp hai và lớp ba.Tôi là một học sinh học lớp cao nhất,và giỏi nhất làng ,cũng như là một học trò học thâm niên nhất. Còn những bạn khác,phải về chăn trâu,đi cày, đi cuốc đã lâu.
Vì ở đó, không còn lớp nào để học .Bố tôi đưa tôi đến một nơi khác ,ở nhờ nhà người quen kế trường cùa một ông giáo dạy tư,cách nhà tôi độ gần hai mươi cây số.
Ngày đầu bố tôi dắt đến gặp thày ,rồi giao tôi lại cho người quen để tôi ở học.khi bố tôi về, tôi rượt chạy theo,bị bố đánh bò lăng, bò càng.Nhưng tôi cũng chẳng vừa gì (thà chết không chịu hy sinh).Liều chết tiến lên,thua ván này ta bày ván khác.Bố tôi cứ lôi tôi trở lại, thì tôi cố sức chạy đi,gào khóc, thét lên cũng như hiệu lệnh <<sung phong >>khi ra trận vậy.Bố tôi bất lực,mới tới nhờ sự can thiệp của ông thầy,lúc đó tôi mới đành chịu phép.
Ông thầy tên là ông Nguyễn Đình Thi,thời kỳ chống pháp ông là phó ty giáo dục,của tỉnh Long Châu Sa( Đồng Tháp bây giờ ) .Ông chỉ có bằng TU TÀI MỘT PHÁP.  Không hiểu sao,ông không đi tập kết ?Ở lại mở lớp dạy học.Học trò ông ở nhiều nơi đến học.lớn bé có đủ.Có những anh chị mười tám, hai mốt cũng váo học lớp tư, lớp ba.Tôi còn học được lớp nhì ,và cũng học giõi đứng đầu của lớp.
Trường ông là trường lưu động,. Vì khi có lính Quốc Gia đi bố(lính ông DIỆM) thì thầy, trò phải chạy trốn. Mà nếu vùng đó bị chiếm đóng luôn thì trường phải di chuyển đến chổ khác.
Đến năm 1962, vì thời cuộc bất an, gia đình tôi di tản về Bình Long để lánh nạn, ở khu Nhà Máy Quản Lợi.Một trang lịch mới bắt đầu.